8 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG WEBSITE TRÊN BÁO CÁO ANALYTICS MÀ BẠN NÊN BIẾT

Nov 25, 2021 | Kiến thức Wordpress

Website là nền tảng trực tuyến, chìa khóa kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đồng thời website cũng là công cụ có vai trò to lớn trong việc thực hiện các chiến lược Marketing như nhận diện thương hiệu, quảng cáo, bán hàng,… Vậy làm sao để biết được website có đang hoạt động hiệu quả? Hãy cùng ANTO tìm hiểu về các chỉ số đo lường website trên báo cáo Analytics qua bài viết dưới đây nhé!

8-chi-so-do-luong-website-tren-bao-cao-analytics-ma-ban-nen-biet

8 chỉ số đo lường Website mà bạn nên biết

1. Traffic (Lưu lượng truy cập)

Traffic là lưu lượng truy cập tự nhiên vào Website. Cho biết số lượng người truy cập vào website của bạn khi họ tìm kiếm từ khóa, sản phẩm, dịch vụ trên google. Chỉ số này được đánh giá rất quan trọng, là tiền đề để nhiều doanh nghiệp tăng độ nhận biết trong mắt khách hàng.

8-chi-so-do-luong-website-tren-bao-cao-analytics-ma-ban-nen-biet

Chỉ số đo lường Website – Traffic

Lưu lượng traffic càng cao, cho thấy website đang dần lớn mạnh, nhận biết thương hiệu tăng cao và được sự đánh giá cao của google. Dễ dàng lọt top trang đầu tìm kiếm các từ khóa và có được doanh thu lớn. Bạn có thể đo lường chỉ số này bằng Ahrefs, thông tin sẽ được cập nhật chi tiết, nhanh nhất về chỉ số biến đổi này

2. Session (Phiên truy cập)

Chỉ số đo lường website – Phiên truy cập là một nhóm các tương tác của người dùng với trang web của bạn và thực hiện các tương tác trên trang như: xem trang, nhấp chuột, điển biểu mẫu,tham khảo sản phẩm,…diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Trong Google Analytics ở chế độ mặc định thì khung thời gian nhất định được chỉ định là 30 phút. Điều này, bạn có thể thay đổi thời gian theo nhu cầu riêng. Một phiên truy cập có thể có nhiều lần xem trang, tương tác trên các trang mạng xã hội hoặc giao dịch thương mại điện tử.

8-chi-so-do-luong-website-tren-bao-cao-analytics-ma-ban-nen-biet

Chỉ số đo lường website trên báo cáo Analytics

3. Visitor (Người truy cập)

Visitor là tổng số người truy cập vào website trong cùng một thời gian nhất định. Lưu lượng này được tính theo Lan IP hay máy tính truy cập. Ngoài ra, bạn có thể mở nhiều tab, xem nhiều page, hay xem lại nhiều lần cho đến khi bạn kết thúc tất cả.

Nếu một thiết bị máy tính quá nhiều người khác nhau truy cập và sử dụng chung một trình duyệt để vào cùng một website nào đó thì chỉ được ghi nhận là một visitor. 

Nhưng nếu bạn là một người thường xuyên xóa lịch sử cookie trình duyệt, thì các lượt truy cập vào một website lại được xem như là của những visitor khác nhau. 

New Visitor (Người dùng mới): là những người lần đầu truy cập trang web của bạn trong phạm vi ngày đã chọn.

Returning Visitor (Người dùng quay lại): là người được ghi nhận khi ai đó có dữ liệu cookie trên trình duyệt hoặc thiết bị đã từng truy cập vào website trước đó.

4. Pageviews (Số lần xem trang)

Website thường cung cấp nhiều trang nội dung, điều hướng hiển thị thông qua một đường link (url) khác nhau. Mỗi lượt truy cập vào một đường link nội dung trên website sẽ được tính là một lần xem trang, kể cả khi truy cập lặp lại đường link đó trong cùng một khoảng thời gian.

Chỉ số đo lường Website của các công cụ Google Analytics, sẽ giúp bạn sắp xếp lại những trang theo mức độ phổ biến theo số lần xem trang. Điều này giúp các quản trị viên xác định được mục tiêu hướng tới, tối ưu hóa nội dung. Tìm các kế hoạch nội dung chuẩn xác với từ khóa và topic mà người dùng quan tâm nhiều nhất

5. Time on site (Thời gian trên trang)

Time on site được gọi vắn tắt là thời gian trên trang. Chỉ số đo lường Website này cho biết thời gian trung bình khách hàng ở lại trên trang website của bạn. Nếu lượng thời gian càng cao cho thấy bạn đã và đang xây dựng website thành công. Còn ngược lại, nếu tỉ lệ này thấp, bạn nên xem xét lại, cần có hướng điều chỉnh, khắc phục lại sao cho phù hợp. 

Nội dung hữu ích, giao diện thu hút là yếu tố vô cùng quan trọng. Cần tối ưu lại để thu hút thêm nhiều khách hàng, giúp họ được trải nghiệm tốt hơn, thỏa mãn hơn.

Để đo lường chỉ số đo lường Website Time on site, bạn có thể sử dụng Google Analytic. Nó sẽ hiển thị cụ thể lượng thời gian trung bình mỗi trang, giúp bạn dễ dàng đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp

6. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Chỉ số đo lường Website – Bounce Rate có nghĩa là tỷ lệ thoát trang. Tỷ lệ này được tính là phần trăm những người truy cập vào website của bạn nhưng không phát sinh thêm tương tác nào. 

Chỉ số này cung cấp những thông tin chi tiết về hiệu suất chất lượng nội dung trên trang web. Việc giải tỷ lệ thoát trang sẽ giúp cho lượt traffic cũng như pageview tăng, từ đó mà tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng cao.

8-chi-so-do-luong-website-tren-bao-cao-analytics-ma-ban-nen-biet

Chỉ số đo lường Website – Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

7. Location (Vị trí địa lý)

Chỉ số đo lường Website này là số liệu giúp bạn biết được nguồn khách hàng truy cập đến từ đâu: từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay các tỉnh khác, số lượng truy cập, thời gian xem trang…

Thông qua chỉ số đo lường Website Google Analytic, bạn có thể tìm hiểu cụ thể vào từng địa điểm trong danh sách để hiểu thêm thông tin chi tiết. Chỉ số này giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của mình, từ đó định hướng được chiến lược quảng cáo, mục tiêu cụ thể để phát triển sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng có lưu lượng truy cập cao.

8. Nguồn lưu lượng truy cập

Lưu lượng truy cập vào website được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là các nguồn truy cập chính bạn cần chú ý:

  • Organic Traffic: Lượng truy cập tự nhiên vào website dựa trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google
  • Paid Search: Lượt truy cập vào website từ quảng cáo Google Ads khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Google
  • Display: Lưu lượng truy cập qua các chiến dịch quảng cáo hiển thị (quảng cáo banner trên các website thuộc Display Ad Network)
  • Direct Traffic: Lượng traffic truy cập trực tiếp vào website và không thông qua trung gian 
  • Social Traffic: Lượng truy cập website qua các trang mạng xã hội (Google+, Facebook, Twitter,…) (không được gắn thẻ là quảng cáo)
  • Referral Traffic: Lượt truy cập vào website của bạn từ các kênh/website giới thiệu khác, thông qua backlink hoặc quảng cáo của website được đặt trên các trang giới thiệu.
  • Email: Nguồn traffic đến từ các liên kết đến website của bạn trên kênh Email marketing.

Việc xây dựng một Website thành công, thân thiện, mang tính chuyên nghiệp cao không phải dễ. Mà bạn cần phải biết và quan tâm tới các chỉ số đo lường website để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động trên website.

Hiểu rõ các chỉ số đo lường website này sẽ giúp các chủ website dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của các loại báo cáo trên website như: Báo cáo truy cập, báo cáo khách hàng, báo cáo chuyển đổi, báo cáo doanh thu… Từ đó kịp thời đưa ra những phương án tối ưu website, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên kênh website online, lựa chọn đưa ra mục tiêu, định hướng phù hợp cho từng trường hợp. ANTO mong bài viết về những chỉ số đo lường website trên báo cáo Analytics trên sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công.

Công ty TNHH công nghệ và truyền thông ANTO là đơn vị tiên phong trong việc thiết kế Website chuẩn Marketing. Tự hào sẽ là đối tác uy tin hàng đầu cả về chất lượng lẫn dịch vụ.

Xem thêm thông tin tại Website: https://antods.com/vi/

Bài viết liên quan